“Ở Việt Nam quá đông”
(phỏng vấn, nữ 21 tuổi, Công viên Hòa Bình 9/11/ 2013)
“Còn mùa hè thì có khi đợi nhiều giờ thì bọn tớ mới có sân tập, vì mùa hè các gia đình ra đây chơi rất là nhiều nên đợi các bé về hết thì mới có thể tập”
(phỏng vấn, nữ 23 tuổi, trượt ván, Công viên Lê Nin 20/11/2013)
SỐNG CHUNG VỚI SỰ ĐÔNG ĐÚC
KGCC Hà Nội trở nên rất đông đúc với quá nhiều đối tượng sử dụng.
Ví dụ, vào giờ cao điểm trong khu vực sân lát đá tại Công viên Lê Nin có tới hơn 400 người sử dụng với hơn một chục loại hình hoạt động khác nhau.
MẬT ĐỘ NGƯỜI SỬ DỤNG CÔNG VIÊN LÊ NIN TỪ GIỮA TRƯA DẾN NỬA ĐÊM
(số lượng người sử dụng/ thời gian trong ngày)
THỰC TẾ VÀ TÔN TRỌNG NHAU
Các bạn trẻ phải nỗ lực rất nhiều để đảm bảo đủ không gian cho một số các hoạt động cần nhiều chỗ (VD: bóng đá, trượt ván, trượt pa tanh inline, v.v…). Tuy nhiên việc KGCC đông đúc quá cũng ít khi dẫn đến tranh chấp căng thẳng giữa các bạn trẻ và những đối tượng sử dụng khác.
Giới trẻ đối mặt với vấn đề quá tải của công viên một cách thực tế, họ hiểu rằng không ai có lỗi và không gian cần được chia sẻ. Điều này có nghĩa là phải thỏa hiệp.
UỐN LƯỢN TRONG KHÔNG GIAN VÀ XÃ HỘI
“Nếu có xô vào nhau thì cũng xin lỗi nhau luôn. Vì mình đi cùng một sân đông thì cũng không thể tranh được việc xô vào nhau nhưng không có chuyện gì xảy ra. […] Mỗi nhóm có một khu riêng. Ví dụ nhóm này đã trượt ở khu này rồi thì nhóm khác thấy thế sẽ tự động ra khu khác để trượt. […] Bọn em thấy như thế sẽ đỡ ảnh hưởng đến người dân. Bọn em thấy làm sao càng giảm thiểu ảnh hưởng thì càng tốt. Bọn em muốn sống yên bình, không thích rắc rối”
(phỏng vấn, 2/8/2013)
Thay vì tranh giành nhau không gian, các bạn trẻ hòa nhập vào KGCC bằng những chiến lược dựa trên sự hiểu biết và tôn trọng nhu cầu sử dụng không gian của những người khác. Các bạn thực hiện phương pháp có thể được gọi là “uốn lượn” theo không gian và thời gian .
Phương pháp này cụ thể bao gồm:
Phương pháp này tạo nên một sự cộng sinh hòa hợp giữa các bạn trẻ và những người sử dụng khác trong KGCC. Các bạn trượt ván chơi pa tanh inline hòa trộn với nhóm các cháu nhỏ đang chơi đùa. Người bán hàng rong, các bạn chơi bóng đá và mọi người đi bộ tự do trong không gian hoặc đơn giản đứng lại để tán gẫu.
Kết quả là gần như không có tranh chấp trong các không gian này.
“Thực ra mọi người ở đây rất là thân với nhau, tập với nhau thì cũng biết ý để tránh nhau. Mọi người chơi ở đây với nhau rất vui vẻ, hòa đồng, thân thiện.”
(phỏng vấn 20/10/2013)
MÂU THUẪN
Trong các công viên được cho là đông đúc tại Hà Nội, có thể thấy:
Mặc dù vậy, người sử dụng vẫn tìm được cách hợp tác và tự quy định việc chia sẻ sử dụng không gian, và các lực lượng chức năng (bảo vệ, công an) hiếm khi phải can thiệp để giải quyết mâu thuẫn.
TÌNH YÊU VÀ ĐÔI LỨA
Việc thể hiện tình yêu trong các KGCC ở Hà Nội thường là kết quả của không gian ở chật hẹp. Những không gian riêng tư là không thể có trong các phòng ký túc xá chật hẹp, vì vậy họ sử dụng các KGCC như công viên, bờ hồ, thư viện…
Điều này đặc biệt đúng với trường hợp của CÔNG VIÊN HOÀ BÌNH:
(phỏng vấn 17/6/2014)
Một số cách thể hiện tình cảm được chấp thuận tại nơi công cộng:
Tuy nhiên vấn đề trở nên nghiêm trọng khi họ hôn nhau hoặc ôm nhau trên bãi cỏ. Những đôi như vậy tạo ra một “không khí không thoải mái”, nơi mà những người sử dụng khác sẽ tránh lui tới.
(Trinh Thi Trung Hoa, nhà tâm lý học được trích dẫn bởi Huong Giang Bao Hang, 2012)
CÁC QUÁN HÀNG RONG VÀ DỊCH VỤ CHO THUÊ
ĐƯỢC CÁC BẠN TRẺ ĐÁNH GIÁ CAO…
.
.
Họ cung cấp các thiết bị thể thao được được các bạn trẻ đánh giá cao như pa-tanh inline.
.
.
Họ cung cấp nơi để giao lưu và gặp gỡ mọi người: “Ví dụ như bạn tập thể thao thì bạn cũng muốn relax một chút, uống cốc nước, trò chuyện với bạn bè, đấy cũng là một nơi để giao lưu kết bạn.“
(phỏng vấn
.
Các hàng rong cung cấp đồ ăn và uống rất tiện lợi với giá cả phải chăng: “Nhiều lúc bọn em thấy mệt, có thể ngồi ăn uống mà không phải đi quá xa khỏi công viên.”
26/8/2013)
.
BỊ CHỈ TRÍCH…
.
.
Họ chiếm quá nhiều chỗ.
.
.
Họ tranh cãi quyết liệt để chiễm chỗ.
.
.
Họ bỏ lại rác sau khi dọn hàng.
.
.
Ai cũng biết đến việc một số người bán hàng rong đút lót lực lượng bảo vệ để có được chỗ bán hàng thuận tiện hơn và được ưu tiên hơn trong việc sử dụng không gian. Xem thêm về ảnh hưởng của người bán hàng rong đến khái niệm công cộng của KGCC…
XE MÁY
Xe máy là phương tiện đi lại của người Hà Nội và được sử dụng rất nhiều để đi tới các KGCC. Tuy nhiên các không gian đỗ xe, cả hợp lệ và không hợp lệ, lấn chiếm rất nhiều các không gian vui chơi.